Hotline

0913 210 170

Trang trí nội thất nhà phố

Trang trí nội thất nhà đẹp phải tạo cho chủ nhân cảm giác thoải mái, ấm cúng, tiện nghi đồng thời thể hiện lối sống, cá tính, phong cách và gu thẩm mĩ của chính chủ nhân.

 

Trước hết, cần hiểu như thế nào là nhà phố? Đây là 1 loại nhà mà các căn được đặt cạnh nhau, xếp thành từng dãy, có thể xây dựng hàng loạt và khai thác không gian từ mặt đất trở lên. Mỗi căn nhà có dạng nhà dài, có 1 hoặc 2 mặt tiền với chiều rộng mặt tiền từ 3,3 đến 6m còn chiều dài từ 8 đến 40m. Mỗi căn thường chỉ có một hoặc hai hướng, có lối vào phía trước, có hai mặt tường tiếp xúc hoặc chung với hai căn bên cạnh. Do diện tích chật và nhu cầu lớn cho điều kiện sinh hoạt nên nhà phố thường phải trồng nhiều tầng để thỏa mãn nhu cầu. Chính bởi đặc trưng nhỏ hẹp và cao của nhà phố nên trang trí nội thất phải đảm bảo được sự hài hoà: hài hoà giữa kiến trúc và môi trường xung quanh, hài hòa trong cả việc bố trí các không gian nội thất trong nhà.

 

trang_tri_noi_that_nha_pho

 

trang_tri_noi_that_nha_pho

 

 

 

Chú ý đến phong thủy trong nội thất

  

 

Tuy có một vài điểm cần lưu ý về đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều dài lớn và các tầng chồng nhau của nhà phố, điểm khác biệt cốt lõi trong trang trí nội thất nhà phố so với nhà chung cư, nhà biệt thự có lẽ không phải là không gian bên trong các phòng chức năng. Trong một không gian kín như phòng khách, phòng ngủ, phòng sinh hoạt gia đình, các bạn chỉ cần áp dụng các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế nội thất là đã có một giải pháp hợp lý cho mình. Tuy nhiên, chúng tôi xin nhắc lại một trong những yếu tố cần thiết mà các ngôi nhà phương Đông không nên bỏ qua, đó là yếu tố phong thủy. 

 

Ngày nay khi xã hội phát triển thì 1 trong những vấn đề quan trọng cần cân nhắc là vấn đề phong thuỷ ứng dụng trong công trình dân dụng. Không chỉ xem về hướng nhà và thế đất mà giờ người dân còn quan tâm hơn về phong thuỷ trong nội thất tức là bố trí đồ dùng trong gia đinh như hướng ban thờ, hướng bếp, hướng giường ngủ và thước lỗ ban cửa đi trong nhà.

 

 

Thiết kế nội thất nhà phố theo phong thủy với bát quái đồ được coi là 1 trong những phương pháp hiệu quả đem lại tài lộc và tránh điềm xấu vào nhà. Vòng bát quái đồ được chia thành 8 cung, tương ứng với 8 hướng nhà:

 

trang_tri_noi_that_nha_pho

 

 

Cung Gia Đạo (hướng đông): 
 

 

Nên treo những hình ảnh về gia đình ở hướng này, sẽ có tác dụng cải thiện, hoặc thắt chặt hạnh phúc gia đình.

 

 

Cung Tài Lộc (hướng đông nam):

 

 

Đây là cung mang lại tiền tài, sự sung túc về vật chất. Chính vì vậy, ở hướng đông nam nên treo những xâu tiền cổ, vài bình gốm rỗng, để thu hút tiền tài về cho gia đình bạn.

 

 

Cung Học Thức (hướng đông bắc):

 

 

Không có đồ vật nào thích hợp hơn một chiếc giá sách, hoặc bàn làm việc ở hướng này.

 

 

Cung Tử Tức (hướng tây):

 

 

Hình ảnh con cái và các thành quả công việc sẽ mang đến cho các thành viên nhà bạn một tương lai tươi sáng.

 

 

Cung Tình Duyên (hướng tây nam):

 

 

Những vật trang trí “sóng đôi” như hai lọ hoa, tượng đôi tình nhân, ảnh hai vợ chồng, bạn bè, đôi lứa… sẽ giúp cuộc sống tình cảm của người cư ngụ thêm mặn nồng.

 

 

Cung Quý Nhân (hướng tây bắc):

 

 

Hãy đặt cuốn danh bạ hoặc danh thiếp của bạn bè, đối tác tại đây, bạn sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ trong công việc.

 

 

Cung Danh Vọng (hướng nam):

 

 

Vị trí này thích hợp với việc treo bằng khen, giấy chứng nhận thành quả công việc. Chúng sẽ giúp công việc của bạn luôn suôn sẻ và thuận lợi.

 

 

Cung Quan Lộc (hướng bắc):

 

 

Hãy đặt những tập sách, tài liệu liên quan đến công việc ở vị trí này. Như vậy, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến, thành đạt.

 

 

Và bây giờ chúng ta sẽ đi vào điểm khác biệt cơ bản giữa trang trí nội thất nhà phố so với nhà chung cư hay biệt thự, đó chính là các không gian liên kết, các gian phụ nhưng không kém phần quan trọng của ngôi nhà. Chúng ta cùng tìm hiểu:

 

Trang trí giếng trời cho nhà phố

 

Thông thường, khi nhà ống có chiều dài khoảng 10 m trở lên thì nên thiết kế giếng trời cho nhà ống. Độ rộng giếng trời tùy thuộc vào diện tích khu đất, nhưng không nên nên nhỏ hơn 1 m vì sẽ gây thiếu thẩm mỹ. Nhà càng cao thì giếng trời càng phải rộng. Cấu tạo giếng trời có 3 phần gồm phần chân tiếp xúc mặt đất, phần lưng và phần mái. Phần chân có thể bố trí cây hoa, non bộ kết hợp với không gian tiếp khách hoặc phòng ăn. Phần lưng là nơi chiếu sáng cho các tầng bên trên. Phần mái để chiếu sáng, thông gió.

 

trang_tri_noi_that_nha_pho

 

trang_tri_noi_that_nha_pho

 

trang_tri_noi_that_nha_pho

 

Nhược điểm của giếng trời là gây tiếng ồn, bởi vậy, cần chọn các vật liệu chống ồn khi xây giếng trời. Bạn có thể trang trí giếng trời giống như một thác nước, một vách nổi để tạo cảm giác đưa thiên nhiên vào trong nhà hoặc biến nơi đây thành nơi trưng bày các bộ sưu tập như chân dung gia đình, các loại cây, hoa để tạo cảm giác sinh động khi đi lại trên cầu thang. Các vật dụng treo ở thành cầu thang, giếng trời phải dễ dàng lắp đặt, tháo dỡ, không va đập vào đầu người đi lại.

 

 

Sân vườn tiểu cảnh

 

Không gian nhà phố chật hẹp ngày nay khiến mảng xanh ngày càng trở nên hiếm hoi. Vị trí thích hợp nhất để tạo lập khoảng xanh thư giãn là khu vực sân thượng. Đây cũng là biện pháp chống thấm, chống nóng hiệu quả cho mái bằng. Nói chung, vườn sân thượng nên làm theo kiểu vườn "treo", tức là các phần đổ đất trồng cây hoặc hồ nước không bám trực tiếp lên sàn sân thượng mà được làm cách khoảng với sàn 2 lớp, có bố trí thoát nước để chống thấm và xử lý kỹ thuật dễ dàng.

 

trang_tri_noi_that_nha_pho

 

trang_tri_noi_that_nha_pho

 

trang_tri_noi_that_nha_pho

 

Do tính chất vườn trên cao không thể như vườn dưới đất, cần chọn loại cây phù hợp và tránh làm quá rậm hoặc pha nhiều thứ. Cũng cần bố trí khoảng tập thể dục hoặc lối đi lại, chỗ ngồi nghỉ và đôi khi chỉ cần mộ rẻo nhỏ trồng cây nền, điểm xuyết vài mảng hoa, còn lại bố trí chỗ ngồi để tạo nên góc thiên nhiên hữu dụng.

 

Ngoài vườn trên sân thượng, chúng ta có thể bố trí vườn đứng hoặc khéo léo kết hợp cây xanh vào các khoảng trống trong nhà. Tham khảo: Vườn trong nhà ống

 

Cầu thang

 

trang_tri_noi_that_nha_pho

 

Cầu thang ngoài tác dụng làm cầu nối giao thông chính trong nhà giữa các tầng. Ngày nay, cầu thang còn được làm điểm nhấn trong thiết kế nội thất nhà phố. Cần được bố trí hợp lý và trang trí đẹp cầu thang sẽ trở thành một tác phẩm kiến trúc nội thất trong nhà. Bạn nên lưu ý những điểm sau đây:

 

- Độ rộng hợp lý của bậc thang nhà là 24 – 27 cm, do đó chiều cao bậc thang thường là 16 – 19 cm

 

- Vị trí hợp lý đặt cầu thang: Vì cầu thang đảm bảo giao thông theo chiều đứng nên vị trí của thang phải được bố trí để đảm bảo và liên hệ với các không gian chức năng từ thang đế để từ đó có sự liên hệ với các tầng. Do đó, cầu thang được bố trí ở vị trí trung tâm của ngôi nhà là tốt nhất.

 

trang_tri_noi_that_nha_pho

 

- Nguyên tắc số bậc cầu thang: Theo quan điểm của người Phương Đông, số bậc thang nên rơi vào số Sinh (Sinh - Lão - Bệnh - Tử). Do đó, bậc cầu thang thường rơi vào các số theo công thức 4n+1 như là 13, 17, 21, 25… với mong muốn mang lại sức khỏe, may mắn và tài lộc cho gia chủ.

 

trang_tri_noi_that_nha_pho

 

- Chiếu nghỉ: Từ cầu thang bước vào cửa phòng nên có khoảng đệm hay còn gọi là chiếu nghỉ. Chiếu nghỉ có vai trò đúng như tên gọi của nó dùng để nghỉ chân trong quá trình đi lại trên cầu thang.