Hotline

0913 210 170

Bàn về việc chọn chữ

  Đồ hoạ chữ không phải là một môn khoa học. Đồ hoạ chữ là một dạng nghệ thuật. Có những người tin vào việc "bộ sưu tầm ấn tượng", và tin rằng sở hữu một lượng lớn phông chữ có thể có một thiết kế typography tốt. 

Tuy nhiên, việc bạn cố công sưu tầm các phông chữ đẹp chỉ làm rối loạn việc sử dụng đúng đắn. Việc chọn kiểu chữ, loại phông, đôi khi không dựa trên việc bạn có thích phông đó hay không. 

Trước khi đi tới việc chọn một phông chữ phù hợp. Hãy cùng tóm tắt về những mục đích cần phải đáp ứng của Chữ. Về cơ bản, nó đáp ứng hai phần: 

Đầu tiên việc lựa chọn phông Chữ phải giúp người đọc cảm thấy thoải mái khi đọc, đừng để họ cảm thấy khó chịu. 

Thứ hai, chúng ta có trách nhiệm khi sử dụng phông chữ.  

Cá nhân tôi thường có một chút hồi hộp khi sử dụng một phông chữ mới lạ. Một mặt chữ lạ có chút gì đó giống như một đứa trẻ mới sinh (tất nhiên là nó không thể trưởng thành theo thời gian); 

Đừng thử nghiệm, "phá" nó quá mạnh như để nghiêng, hay lộn ngược, nói cách khác. Hãy sử dụng nó một cách thận trọng. 

 

choosing-type

   Nếu bạn hiểu về hai điều trên, bạn sẽ biết rằng những gì tiếp theo không phải là quy tắc, mà đúng hơn là một số hướng dẫn cơ bản (guiding principles). 

Không chân hay Có chân

Theo quan điểm của tôi, rất nhiều thời gian bị lãng phí để tranh cãi trong việc phông chữ nào dễ đọc hơn cả, nhiều tài liệu cho rằng những chân của chữ giúp mắt đọc liền mạch hơn… Tôi không tin! 

sans-and-serif

   Cũng đừng cố cho tôi thấy bằng các đoạn văn với hai kiểu phông. Tôi chỉ đơn giản cho rằng, chúng ta cảm thấy dễ đọc với những phông chữ chúng ta hay gặp nhất (cứ thoải mái tranh luận ở phần Bình luận). 

Vào nếu bạn là người còn phân vân khi có nên sử dụng phông chữ không chân cho phần nội dung, thì hãy hãy bỏ qua những gì bạn được học với Swiss Typography – Đồ hoạ chữ Thuỵ Sĩ.

   Hướng dẫn một: Coi trọng nội dung

Dĩ nhiên là thế, nó phải là một câu cửa miệng của những người làm typography. Cho dù thực tế nhiều người làm về Chữ cũng không để ý tới nó – đơn giản vì đó là bản năng của họ. 

Nghệ thuật chữ nhằm truyền đạt, sáng tỏ và chia sẻ ý nghĩa của nội dung (nghĩa đen, nghĩa bóng) 

- Robert Bringhurst. 

Một số phông chữ yêu thích của tôi nhìn rất khủng khiếp trên màn hình, thậm chí cả những phông đẹp như Verdana hay Georgia những chúng lại nhìn khá tốt trên giấy. 

Chọn một phông chữ cho web có vẻ dễ dàng hơn khi có ít sự lựa chọn; nhưng đó cũng là thời điểm trước kia. Với kỹ thuật sIFR và "web fonts" hiện nay, việc cân nhắc trước khi chọn một phông chữ rất quan trọng, chứ không chỉ là Arial, Time New Roman – Những bộ chữ có kiểu hẹp – condensed – có vẻ được coi trọng hơn trong thời buổi này. 

Hướng dẫn hai: Đọc nó

Tôi đâu có đùa với bạn. Nếu bạn đang chọn chữ, một kiểu chữ cho một cuốn tiểu thuyết, hay đơn giản là một câu châm ngôn, hãy đọc nó – đọc nó thật sự. 

Chúng ta sẽ có những đầu mối quan trọng khi đọc, không chỉ việc chọn đúng kiểu chữ, mà nó giúp bạn có hình dung về tổng thể của thiết kế. Ví dụ đơn giản: Nếu bạn đang chọn chữ cho quyển sách có những đoạn trích dẫn thư tay, bạn sẽ nghĩ ngay tới một kiểu chữ viết tay nào đó. 

Để việc đọc không phải cho có, bạn cần hiểu nó. Tất nhiên không hẳn lúc nào cũng có thể hiểu, nếu như bạn đang đọc một tài liệu về thiết kế máy móc, vật lý, môn khoa học cao siêu nào đó. Những dẫu sao bạn cũng có thể hỏi người khác một vài ý nghĩa chính của bối cảnh. 

Hướng dẫn ba: Người xem và vùng làm việc (canvas)

Ai sẽ xem những phông chữ bạn sẽ chọn. Nhà khoa học, thiết kế, luật sự, thợ máy, em bé hay cả những người làm thiết kế? Bạn cần biết rõ ai sẽ đọc, hãy hỏi rõ trước khi làm việc. Những em bé sẽ không thích thú nếu bạn sử dụng một kiểu chữ mảnh mai và tinh tế. 

appropriate-type

   Cân nhắc kích thước, chất liệu. Điều này liên quan tới thực tế, tôi sẽ đi sâu hơn ở bài viết kế tiếp. 

Hướng dẫn bốn: Nhìn nó có ổn không?

Nếu kiểu chữ bạn đã chọn xong, thử in và xem nó. Kiểu chữ bạn có thể nhìn tuyệt vời trên màn hình, những nó lại lem nhem trên giấy. Lý do đơn giản, thiết kế của nó không phù hợp với việc in ấn. 

Nếu kiểu chữ chỉ nhìn trên màn hình thì bạn cần chắc rằng nhìn nó ổn trên cả Mac và Windows, và một số màn hình kích thước khác nhau. 

Và cuối cùng…

Luôn tự nhắc bạn rằng sử dụng typography là một nghệ thuật. Và những quyết định của bạn, gồm cả việc chọn phông làm nên yếu tố quyết định. 

Nếu bạn không chắc chắn, hãy hỏi những người hiểu biết hơn để xem kết quả của mình. Đồng thời luôn luôn trau dồi, học hỏi và thực hành việc sử dụng Chữ. 

Trong một chủ để lần tới, chúng ta sẽ nhìn vào một số trường hợp thực tế, và những ví dụ về Chữ không chân và Có chân kết hợp với nhau thế nào, danh sách phông lấy ra từ những phông mà tôi yêu thích. 

Và tất cả trên đây là ý kiến cá nhân của tôi, bạn có thể bình luận để chia sẻ cách sử dụng chữ của mình. 

Theo ilovetypography